Friday 30 January 2015

chương 23


Od ekeinos ego. Phônê gar oro, to phat dzomenôn…
(Chẳng cần chi kiếm ta nhiều. Ta ngồi đây ngóng tiêu điều hai tai)
HOMER


chương 23
  


便


  





  




  
調



貿



  


  






  

Chợt một ngày kia, vị giám viện tới bên tôi bảo:
— Mai là ngày Trung Nguyên tiết, tại thành nội, gia đình họ Mạch có tế lễ, vị thủ tòa đã phái lão nạp ứng phó cuộc kia. Ngài cũng có hỏi “trong số trụ tăng, ai là kẻ khả dĩ chọn làm đồng bạn”. Thì lão nạp đáp rằng chính đại sư là người thích hợp nhất. Thủ tòa rất lấy làm mừng rỡ mà rằng: “Sư trầm tĩnh quả ngôn, tác trang sơn môn phong phạm, năng khởi thập phương tông ngưỡng”. Hơn nữa, gia đình họ Mạch vốn là người ở Lĩnh Nam, thì đại sư cùng đi với lão nạp là phải lắm, tiện lợi lắm lắm. Hơn bất cứ kẻ nào khác. Vì vậy nên lão nạp chẳng thể nào chẳng đặng tá trọng ư đại sư…
Tôi bèn đáp mà rằng:
— Từ ngày tôi xuất gia tới giờ, vốn chẳng có dịp quen với công cuộc thể lệ đó. Ngoài việc thằp hương niệm tụng tâm kinh đại bi ra, thì tôi chẳng còn khả năng gì nữa cả. E rằng sẽ không ứng phó được chu đáo niềm kỳ vọng của đại sư?
Vị giám viện đáp mà rằng;
— Pháp quy cúng dường, chừng đó đã đủ rồi. Lại có thêm ba người phụng thị, rất mực thông thạo sự việc. Tiểu sư phụ chỉ cần giúp chúng tôi đốt nhang, gõ chuông mõ, thắp đèn lai rai là đủ. Rất mong tiểu sư phụ đừng từ nan, chịu khó giúp cho một chút để thêm phần xán lạn cho cuộc này.
Nghe vị giám viện phân trần rõ ra như thế, tôi bèn nhận lời. Vị giám viện hân hoan cáo biệt.
Tôi bảo Tương Tăng rằng:
— Những sự vụ luộm thuộm kia chẳng ích gì cho chính giáo cả. Trái lại chỉ làm cho thiên hạ nhìn chúng ta càng nham nhở thêm mà thôi. Những cuộc ứng phó lai rai thế nọ, ngày xưa vốn chẳng hề có nghe. Xưa kia, thuở Bạch Khởi làm tướng nhà Tần, ông ta đã hãm giết bốn mươi vạn sĩ tốt đầu hàng tại Trường Bình. Đến thời Lương Vũ Đế, nhà sư Chí Công (7) đại hiền đức, nêu ra sự vụ bi thảm kia, cốt để cảnh giác những kẻ khát máu khao me, và đưa ra những phương sách ôn tồn chế độ. Vũ Đế bèn chiêu tập thiên hạ san trường giang đại hải, suốt bảy ngày bảy đêm liên tồn cỏ tơ nối tiếp. Lúc bấy giờ những cao tăng danh tiếng, cùng đồng thời đề huề nghe lời yêu thỉnh mà đề huề phó ước nhi lai. {"Đề huề lưng túi gió trăng. Sau lưng theo một vài thằng lai rai. Họ gì như thể bẻ bai? Trung niên thi sỹ ấy ai đó là?... Cầm bằng cũng thể mà ra? Theo chân Bồ tát mặn mà Như Lai…”}
All the famous monks answered his invitation at one time. The accepting of invitations commenced from that time… (GKL, page 119) (1) Ứng phó chi pháp tự thử thủy ... phép tắc ứng phó, khởi đầu từ đó mà ra vậy.
Tôi từng có đọc trong kinh điển, thấy ký chú thuở xưa rằng Đức Phật tại thế, vi pháp thi sinh, dùng pháp mà giáo hóa tứ sinh, nhân gian thiên thượng không có gì mà Ngài chẳng đem ra áp dụng điều đình mà thành thục tự như. Chư đệ tử thì đề huề phân hóa thập phương, khôi hoằng đạo giáo, kịp đến khi Phật diệt độ về sau, ông A Nan cùng chư vị Bồ Tát kết tập tam tàng, lưu thông tứ bảo. Cho đến thời Hán Minh Đế, Phật pháp mới nhập Chấn Đán (3). Từ đời Đường Tống về sau, thì dần dà rời rã, tiệm nhập kiêu ly (4). Tiền bạc liên tồn được sử dụng làm miếng ăn thức mặc, và Phật giáo trở thành một món đồ có thể đem bán mua. Hỡi ôi! Kỳ dị thay ôi hỡi! Ta phù! Dị tai! Tự ký vị độ, yên năng độ nhân? Tỷ như hạ tĩnh cứu nhân, nhị câu hãm nịch. (Tự mình mà còn chưa độ được, há đâu có thể độ người? Cũng tỷ như lao xuống giếng cứu người, rốt cuộc cả hai cùng chết đuối —  Alas, how were these who had not found the Path themselves able to show others the Path! For instance, it is like going down into a well to rescue another and both drown). (GKL, page 120) (1)
Huống nữa, ban bố cho, ấy là: dữ với cùng (5), mà không có tùm lum cướp giật. Nay tôi đem Phật pháp ban dự cho người, nếu người đem tiền của ban dự lại cho tôi, thì ấy gọi là buôn đi bán lại, há đâu còn cái nghĩa “ban cho mà chẳng thu về”? Huống nữa, thật ra lại chẳng hề có cho đáng gọi là “dĩ Pháp dữ nhân” (5) chút tẻo teo nào cả. Mà chỉ lai rai lếu láo mồi mép kinh kệ mấy lời, để thu hồi tài lợi. Cho dẫu thật có chút công kiền thành (6) chăng nữa, cũng chẳng đủ đền bồi cái lỗi tham lam cầu lợi. Còn như tương sự cẩu thả nham nhở, chỉ mong ngóng bo bo kiếm chác, thì ấy là cướp bóc tài vật của thí chủ. Vậy thì món nợ tinh thần và vật chất đối với các thí chủ, chúng ta làm sao trả được!...Tội lỗi kia làm sao gột rửa được!…
Tương tăng mà rằng:
— Lời sư thật là thâm sâu chí lý, không bắt bẻ vào đâu được. Tôi không hiểu vì sao Chí Công (7) lại đặt ra phép tắc sám hối, khiến cho cái tệ hại càng tệ hại thêm, vì xui người ta tưởng rằng tội lỗi có thể gột sạch bằng những lời vớ vẩn ăn năn…
Tôi đáp:
— Chí Công vốn là Bồ tát hóa thân, vốn có thể đem lời vàng mà làm cho xinh tươi vật thể. Trái lại các nhà tu hành đời Đường bo bo thọ trì tụng niệm Phạn kinh, thật là chẳng chút chi ty hào bổ ích cả. Ngày nay còn dùng được sự tích gì đâu đối với bọn phàm tăng lố nhố? Vân Thê (8) xiển dương sám pháp (9), dây dưa tới ngày nay, chỉ tổ làm tai hại cho kẻ chân tu chính dưỡng, lưu độc sa môn (10), cái họa thật là cùng cực kịch liệt. Còn như môn phái Thiền tông vốn chẳng có sám pháp (9), nhưng ngày nay lại cũng đua đòi bắt chước giở trò, há đó chẳng là một điều cảnh giới lớn đó chăng (11)? Nhưng anh và tôi đều là những kẻ chính tín chân nguyện, đã quy y Phật, là chỉ cốt xiển dương quảng thiết tứ đế và bát chính đạo mà thôi. Há đâu có thứ nêu ra cùng với những trò nham nhở kia ru?
Tương Tăng nói:
— Tốt thay! Phải thay! Mã Minh Bồ tát (12) bảo: “Chư Bồ tát xá vọng nhất thiết hiển chân thực; chư phàm phu phúc chân, nhất thiết hiển hư vọng… (Chư Bồ tát gột bỏ hư vọng, nhất thiết hiển lộ chân thực; trái lại bọn phàm phu làm điên đảo cái chân thực, và nhất thiết hiển hư vọng).















No comments:

Post a Comment